5S là mô hình, phương pháp quản lý, sắp xếp nơi làm việc có nguồn gốc từ đất nước Nhật Bản được nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam đã ứng dụng. Đây là phương pháp được áp dụng và thực hiện nhằm mang đến những lợi ích, năng suất trong công việc cho các doanh nghiệp.

Nguyên tắc 5S được hình thành và phát triển từ thế kỉ XVI, bắt nguồn bởi những người thợ đóng tàu tại Venice, Ý. Đến thế chiến 2, nguyên tắc 5S được ứng dụng ngày càng phổ biến. Và ngành công nghiệp sản xuất ô tô của Nhật Bản được xem là cái nôi phát triển và đưa mô hình 5S được áp dụng rộng rãi trên khắp thế giới.

Bên cạnh tiêu chuẩn ISO/IEC 17025: 2017 về Yêu cầu chung đối với năng lực của các phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn tại Viện Đo lường Việt Nam, thì 5S cũng đã được triển khai trong thời gian gần đây. Có thể hiểu, 5S là một quy tắc tổ chức không gian làm việc sạch sẽ, ngăn nắp để công việc được thực hiện một cách hiệu quả hơn. Phương pháp này được tóm gọn bằng 5 từ có chữ S đầu trong tiếng Nhật bao gồm:

(Seiri) - Sàng lọc (Sort): Đây là bước đầu tiên của hoạt động 5S, xác định tiêu chí hủy bỏ, sử dụng các thẻ thông báo hủy bỏ/ hoặc chờ xử lý.

(Seiton) - Sắp xếp (Set in order): Sau khi thực hiện sàng lọc thì sắp xếp lại các vật dụng sao cho dễ tìm, dễ thấy, thuận tiện khi sử dụng.

(Seiso) - Sạch sẽ (Shine): Thực hiện vệ sinh, lau chùi, dọn dẹp mọi thứ gây bẩn tại nơi làm việc nhằm tạo môi trường sạch sẽ, thoải mái, máy mọc được vận hành tốt.

(Seiketsu) - Chuẩn hóa (Standardize): Xây dựng các tiêu chuẩn 3S trên tại các khu vực để đào tạo, hướng dẫn. Tạo cho mọi người thói quen tuân thủ các quy định tại nơi làm việc

(Shitsuke) - Tự giác (Sustain): Tạo thói quen tự giác vào các hoạt động 5S, duy trì nề nếp, tác phong, tuân thủ quy định tại nơi làm việc.

Để áp dụng quy tắc 5S có hiệu quả, Viện Đo lường Việt Nam đã thành lập (i) Ban chỉ đạo 5S; (ii) Tổ triển khai 5S; (iii) Tổ Kiểm tra, giám sát 5S của Viện Đo lường Việt Nam.

Trong phiên họp đầu tiên, Ban chỉ đạo đã định hướng hoạt động 5S tại Viện cần thực chất, hiệu quả, phù hợp với thực tế các hoạt động của Viện cũng như bám sát các nội dung chỉ đạo hoạt động 5S của Tổng cục, đúng với tiêu chí “5S là một phần của công việc”.

Theo chỉ đạo, Tổ triển khai đã có định hướng hoạt động được chia thành từng bước cụ thể, từ sàng lọc, sắp xếp tại các đơn vị trong Viện cho đến các hoạt động tổng thể, tổng quan, cụ thể

- Bước 1:       

+ Thực hiện việc sàng lọc, sắp xếp và vệ sinh tại các phòng (16 đơn vị phòng tại số 8 Hoàng Quốc Việt, 01 đơn vị phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh; các tòa nhà tại khu công nghệ cao Hòa Lạc.

+ Tìm vị trí lắp đặt Bảng Chính sách, Poster 5S và Bảng tin 5S (nơi ghi nhận những hình ảnh điển hình của các đơn vị cũng như quảng bá hình ảnh của Viện Đo lường Việt Nam).

- Bước 2: Thực hiện việc sàng lọc, vệ sinh tại vị trí các hành lang, kho chứa...

  • Một số hoạt động đã được triển khai:

Lắp đặt bản tin 5S, Bảng chính sách và Poster 5S.

Hoạt động sàng lọc sắp xếp

 

 

  • Một số kết quả thực hiện 5S tại các phòng

                                    

Hoạt động 5S tại phòng Đo lường Thời gian Tần số

 

Hoạt động 5S tại phòng Đo lường Áp suất

  • Định hướng để tiếp tục các hoạt động 5S:
  • Chỉ đạo, xây dựng kế hoạch triển khai tổng thể chương trình 5S, chỉ định, phân công những người có trách nhiệm trong hoạt động 5S, cung cấp nguồn lực cần thiết, theo dõi hoạt động, chỉ đạo hoạt động 5S của Viện.
  • Tuyên truyền vận động đến từng người lao động về thực hiện 5S.
  • Nhân rộng mô hình hoạt động tốt 5S, thực hiện thường xuyên, liên tục và thúc đẩy thành ý thức 5S đối với mỗi cán bộ.
  • Thực hiện kiểm tra, đánh giá và có các biểu dương đối với các cá nhân, tập thê thực hiện tốt 5S.

                                                                                                                                                                                                                                                                                     Nguồn: Th.S Đỗ Văn HồngTổ trưởng Tổ triển khai 5S, Viện Đo lường Việt Nam

ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ ĐO LƯỜNG

Tin mới

Web links

THỐNG KÊ